Các loại hình fulfillment đang trở thành yếu tố không thể thiếu trong chiến lược hậu cần của doanh nghiệp hiện đại. Mỗi mô hình đều có những đặc điểm khác biệt và mang lại lợi ích riêng. Cùng ANZ Logistics tìm hiểu chi tiết để lựa chọn đúng loại hình fulfillment trong bài viết sau.
Các loại hình fulfillment phổ biến năm 2025
Năm 2025, các doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các loại hình fulfillment phổ biến sau đây để tối ưu hóa quy trình hoàn thiện đơn hàng:
In-house
In-house fulfillment là mô hình mà doanh nghiệp tự quản lý toàn bộ quy trình hoàn thiện đơn hàng. Mô hình này phù hợp với doanh nghiệp có quy mô lớn, sở hữu nguồn lực và cơ sở hạ tầng đủ mạnh để đảm bảo hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, các doanh nghiệp nhỏ mới khởi nghiệp, với số lượng đơn hàng chưa nhiều, cũng có thể áp dụng mô hình này để tiết kiệm chi phí ban đầu.

Outsourced Fulfillment
Outsourcing fulfillment là hình thức doanh nghiệp thuê bên thứ ba chuyên nghiệp để thực hiện toàn bộ quy trình hoàn thiện đơn hàng. Các công ty cung cấp dịch vụ này sẽ chịu trách nhiệm từ A-Z. Mô hình này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nhân lực. Đồng thời, tận dụng được chuyên môn và kinh nghiệm của đơn vị cung cấp dịch vụ để nâng cao uy tín của thương hiệu.
Hybrid Fulfillment
Hybrid fulfillment là mô hình mà doanh nghiệp tự quản lý một phần quy trình hoàn tất đơn hàng và phần còn lại sẽ do bên thứ 3 vận hành. Mô hình này có tính linh hoạt, giúp doanh nghiệp tận dụng lợi ích của cả hai hình thức trên, đồng thời tối ưu hóa chi phí và hiệu quả hoạt động.

Cách lựa chọn các loại hình fulfillment phù hợp với doanh nghiệp
Lựa chọn mô hình fulfillment phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới đây là những yếu tố cần xem xét để đưa ra quyết định đúng đắn khi lựa chọn các loại hình fulfillment:
- Quy mô doanh nghiệp: Tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp để lựa chọn loại hình dịch vụ cung ứng. Mô hình in-house phù hợp với doanh nghiệp lớn có số lượng đơn hàng lớn. Ngược lại, outsourcing hoặc mô hình kết hợp hybrid phù hợp nhất với các doanh nghiệp nhỏ, có khối lượng đơn hàng thấp.
- Tiềm lực tài chính: Mỗi mô hình có chi phí khác nhau nên cần tính toán kỹ lưỡng để tìm ra phương án tối ưu, đảm bảo hiệu quả kinh tế. Sau đó, cân nhắc giữa tối ưu chi phí hay mở rộng lợi ích để lựa chọn mô hình phù hợp.
- Loại sản phẩm kinh doanh: Nếu doanh nghiệp cung cấp mặt hàng dễ hư hỏng hoặc cần điều kiện bảo quản đặc biệt thì nên chọn dịch vụ có khả năng bảo quản tốt. Nếu mặt hàng kinh doanh lớn và nặng thì cần cơ sở hạ tầng và phương tiện vận chuyển chuyên biệt để đảm bảo an toàn trong quá trình lưu trữ và giao hàng.

- Khối lượng đơn hàng: Nếu doanh nghiệp có số lượng đơn hàng lớn hoặc có thể tăng đột biến thì nên chọn mô hình fulfillment linh hoạt. Loại hình này sẽ hạn chế được tình trạng quá tải, làm đứt gãy chuỗi cung ứng.
- Mục tiêu kinh doanh: Mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn mô hình fulfillment. Ví dụ, nếu muốn giảm thiểu chi phí vận hành nên lựa chọn mô hình in-house hoặc kết hợp.
Đơn vị cung cấp dịch vụ fulfillment uy tín, chuyên nghiệp
ANZ là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp các loại hình fulfillment và dịch vụ logistics chuyên nghiệp, được nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn. Đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm, mang đến giải pháp quản lý và vận hành đơn hàng tối ưu cho các nhà bán hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Nhờ hệ thống kho bãi hiện đại cùng đội ngũ nhân viên bản địa giàu kinh nghiệm, đơn vị cam kết hỗ trợ doanh nghiệp xử lý hiệu quả mọi thách thức trong quá trình kinh doanh toàn cầu.
Bài viết trên đã chia sẻ các loại hình fulfillment và những tiêu chí lựa chọn mô hình phù hợp. Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ, vui lòng liên hệ với ANZ Logistics để được hỗ trợ bởi những chuyên viên giàu kinh nghiệm.